Khát khao làm chủ, chinh phục bầu trời là ước mơ của rất nhiều các bạn trẻ. Nghề phi công hiển nhiên đã trở thành một ngành nghề để các bạn có thể thỏa mãn mơ ước đó với nguồn thu nhập hết sức hấp dẫn cộng với cơ hội đi đến rất nhiều nơi trên thế giới.
Với chương trình huấn luyện tối ưu chỉ trong 52 tuần, Trường Hàng Không New Zealand đã nhận được phê chuẩn của Cục Hàng không Việt nam, thực hiện toàn bộ các chương trình huấn luyện cơ bản từ PPL(Private Pilot License), IR (Instrument Rating), CPL (Commercial Pilot License), ATPL (Air Transport Pilot License – theory) và MCC (Multi Crew Cooperation).
Trường Hàng Không New Zealand- the Aviation School of New Zealand, người đồng hành tin cậy của bạn trong quá trình biến ước mơ bay thành sự thật.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Mỹ, nghề phi công được xếp vào một trong 20 ngành nghề có thu nhập cao nhất trên thế giới trong thế kỷ 21. Đây cũng là một nghề mang lại cho các bạn nhiều vinh dự, tự hào và được coi là một nghề danh giá trong xã hội hiện đại. Cảm giác điều khiển một chiếc máy bay tối tân, có giá trị hàng trăm triệu USD, chở theo hàng trăm hành khách vượt đại dương với tốc độ lên tới 800-900km/h quả là có sức hấp dẫn lớn đối với rất nhiều các bạn trẻ.
Trong những năm gần đây, người châu Á ngày càng trở nên giàu có hơn làm gia tăng mạnh mẽ nhu cầu đi lại, du lịch. Bên cạnh sự phát triển của hãng hàng không truyền thống, chúng ta có thể chứng kiến sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các hãng hàng không hoạt động theo mô hình giá rẻ trong khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân. Theo các chuyên gia phân tích, Lào, Việt nam, Myanmar được đánh giá sẽ trở thành những điểm nóng tăng trưởng hàng không.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) nhìn nhận Việt nam là một trong ba thị trường phát triển nhanh nhất thế giới trong vài năm tới với tốc độ tăng trưởng hành khách lên đến hai con số.
Sự phát triển này cũng kéo theo một sự thiếu hụt lớn số lượng nhân sự chuyên ngành hàng không đặc biệt là phi công, nhân viên kỹ thuật, nhân viên điều phái bay… Theo tính toán của Boeing, tập đoàn sản xuất máy bay hàng đầu thế giới, trong giai đoạn từ 2013 đến 2030, khu vực châu Á Thái Bình dương cần tới 185.600 phi công thương mại. Với các hãng hàng không của Việt nam, phi công thương mại người Việt vẫn chỉ chiếm môt tỷ lệ khiêm tốn trong đội ngũ phi công.
Bạn đang đứng trước cơ hội rất lớn để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Chính sách xã hội hóa đào tạo phi công cơ bản đã được triển khai. Các hãng hàng không trong nước, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước là Cục Hàng không Việt nam đã ban hành các chính sách, tiêu chuẩn huấn luyện, tiêu chuẩn tuyển chọn rõ ràng, tạo sự minh bạch trong công tác huấn luyện và tuyển dụng phi công cơ bản.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) nhìn nhận Việt nam là một trong ba thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia, sẽ nâng tổng số máy bay trong đội tàu bay của mình lên 115 chiếc vào năm 2015 và 170 chiếc vào năm 2020. VietJet Air hiện đang khai thác 15 chiếc Airbus 320 và đã đặt mua thêm tổng số 63 chiếc.
Jetstar Pacific hiện đang khai thác 7 chiếc Airbus 320 cũng đã có kế hoạch tăng số lượng tàu bay lên 15 chiếc trong những năm tới.
Sự ra đời của Hai Au Aviation cùng mô hình kinh doanh dịch vụ thủy phi cơ du lịch cực kỳ hấp dẫn lần đầu tiên có mặt tại Việt nam, với chuyến bay khai trương ngày 09/09/2014 vừa qua đã thực sự mang lại không khí sôi động cho sự phát triển của thị trường hàng không trong nước và khu vực.